Truyền hình OTT ( Tương tác sử dụng Internet) như ZTV, smartbox VNPT, SCTV Box, MyTV NET… vẫn đang hy vọng thu tiền của người dùng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng ( nhắn tín đến đầu số 8xxx, 6xxx…) dịch vụ tương tác, tiền quảng cáo, khi nội dung chương tốt, nhiều lượt xem, tải về ứng dụng…
Tất cả các chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình đều có chung nhận xét: OTT là xu thế không thể cưỡng lại được. Tuy nhiên phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ nội dung truyền hình OTT lại chưa thể thu phí từ dịch vụ này.
Vậy câu hỏi đặt ra là các nhà sản xuất nội dung truyền hình sẽ thương mại hóa dịch vụ OTT thế nào, liệu miễn phí có phải là giá tốt nhất hay không?
Theo ông Nguyễn Nguyệt Phương, Giám đốc truyền hình MyTV, từ năm 2013 MyTV đã có một hệ thống kỹ thuật riêng cho OTT, truyền hình OTT – MyTVNET được ứng dụng trên cả 3 hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone, cho cả điện thoại và máy tính bảng. Tuy nhiên, ông Phương cho biết, khả năng thu phí từ dịch vụ truyền hình OTT là rất thấp. Hiện MyTVNet có hơn 860.000 thuê bao (tính theo lượt tải về) song phần lớn là xem miễn phí.
Ông Phương chia sẻ rằng, MyTV không chỉ đã chi rất nhiều tiền, mà còn tốn thêm nhiều công sức, nguồn lực để xây dựng nên một nền tảng hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ OTT, nhưng chưa kiếm được tiền từ OTT. Trước mắt MyTVNET chỉ có tác dụng kích thích tăng thêm nhiều lượt truy cập, nhiều lượt xem của khán giả trên hệ thống truyền hình MyTV mà thôi.
MyTV – dịch vụ truyền hình đa phương tiện do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp, mang đến cho khách hàng hình thức giải trí khác biệt: TRUYỀN HÌNH THEO YÊU CẦU.
Dịch vụ IPTV của VNPT, do VASC trực tiếp xây dựng và triển khai trên phạm vi toàn quốc với tên gọi thương mại MyTV, là sản phẩm của sự hội tụ, chỉ với một thiết bị đầu cuối, khách hàng có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ khác nhau qua chiếc tivi.
Với MyTV, khách hàng không chỉ dừng lại ở việc xem truyền hình đơn thuần mà có thể xem bất cứ chương trình nào mình yêu thích vào bất kỳ thời điểm nào và sử dụng nhiều dịch vụ khác qua màn hình tivi như: xem phim theo yêu cầu, xem trực tiếp, xem lại các giải thể thao lớn, hát karaoke, chơi game, nghe nhạc…
Tương tự, ông Đỗ Việt Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền hình tương tác Việt Nam (VTVline) cũng cho biết, VTVcab đã tham gia vào thị trường truyền hình OTT từ năm 2013, nhiều dịch vụ mới đang được tiến hành thử nghiệm công nghệ và mô hình kinh doanh. Về mô hình kinh doanh VTVcab xác định sẽ kinh doanh trên môi trường OTT các chương trình truyền hình và các nội dung đặc biệt. Tuy nhiên việc thu phí hay miễn phí còn phụ thuộc vào nhu cầu và sự tăng trưởng của thị trường.
Ông Hùng còn nói: Mặc dù chưa thể thu phí từ dịch vụ OTT nhưng tôi tin rằng mọi người đều nghĩ không có gì cho không trên thế gian này. Vậy tham gia thị trường OTT, VTVcab coi đó là dịch vụ cộng thêm cho khách hàng truyền hình trả tiền. Điều quan trọng là nếu nội dung tốt, khách hàng sẽ sẵn sàng trả phí. Bên cạnh thu phí xem truyền hình OTT, nhà cung cấp dịch vụ còn có thể kiếm tiền từ các dịch vụ gia tăng khác, như là dịch vụ tương tác.
Dù các “nhà đài” và các DN kinh doanh truyền hình IPTV (VNPT, FPT) đều đã có các gói dịch vụ truyền hình OTT, song phần lớn là miễn phí. Đến nay, chỉ có hai nhà cung cấp dịch vụ truyền hình OTT là VTVcab với VTV Plus và VNPT với MyTV Net thu phí người dùng. Được biết, ngoài gói miễn phí (xem 45 kênh), MyTV Net có gói thu phí với 1.000 đồng/ngày.
Bà Esther Nguyen, Tổng giám đốc kiêm nhà sáng lập POPS Worldwide (đại diện cho kênh chia sẻ video lớn nhất toàn cầu Youtube) cho rằng, khi VTC đưa kênh truyền hình của họ lên Youtube thì họ có thể tiếp cận khán giả trên toàn cầu, ở bất kỳ đâu. Hiện nay bất kỳ cái gì cũng có thể số hóa và tải lên mạng Internet, do đó việc các nhà cung cấp nội dung truyền hình buộc phải tính chuyện phát triển dịch vụ OTT, số hóa các chương trình của mình và đưa lên Internet.
Ông Benjamin Yun, Phó Giám đốc kinh doanh Đông Nam Á của hãng Movideo chia sẻ một cách kiếm tiền khác, hiện tại các nhà sản xuất nội dung ở Đài Loan, Trung Quốc đều sẵn sàng trả phí cho các nội dung OTT do Việt Nam sản xuất để đưa lên một số kênh OTT của họ. Bên cạnh đó, việc đưa nội dung lên OTT còn là cơ hội kiếm tiền từ quảng cáo. Số lượng lượt tải và lượt xem trên OTT là bước đi tiếp theo Trao đổi với báo chí về việc tổ chức hội nghị quốc tế về truyền hình trả tiền tại Hà Nội vừa qua, lãnh đạo VTVcab cũng chia sẻ việc thương mại hóa truyền hình trả tiền OTT và cho biết truyền hình OTT là một mô hình kinh doanh gắn với bản quyền, cho nên các nhà cung cấp sẽ phải cùng trao đổi để vừa đưa ra gói dịch vụ miễn phí, vừa có gói dịch vụ thu phí nhằm bảo đảm bài toán bản quyền. Thời gian tới, Hiệp hội Truyền hình trả tiền sẽ kiến nghị cơ quan quản lý xây dựng chính sách để bảo vệ bản quyền truyền hình trên môi trường OTT, đồng thời các nhà đài phải cam kết chỉ sử dụng những nội dung có bản quyền. Cho các nhà quảng cáo chú ý đến kênh truyền hình OTT.
Ngoài truyền hình OTT có cả truyền hình kỹ thuật số khác cũng thu hút người xem bằng các dịch vụ hay như truyền hình An Viên, K+